Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm trong khi mang thai

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm trong khi mang thai

Ăn những thứ này? Không ăn những thứ này? Làm những điều này? Không làm những điều này? Phụ nữ mang thai đang đấu tranh giữa những điều nên và không nên. Tiếp theo là danh sách những điều phụ nữ mang thai nên và không nên làm.

Những điều phụ nữ mang thai nên làm

  • Gặp bác sĩ của bạn thường xuyên. Chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản có thể giúp cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh và xác định được những vấn đề có khả năng xảy ra.
  • Tiếp tục uống axit folic trong suốt thời kỳ mang thai của mình. Tất cả phụ nữ có khả năng mang thai nên uống 400-800 microgam (400-800 mcg hoặc 0,4-0,8 mg) axit folic mỗi ngày. Hấp thụ đủ axit folic làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Dùng Vitamin chứa axit folic sẽ giúp bạn đảm bảo đủ lượng axit folic.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh bao gồm hoa quả, rau củ, tất cả loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm chứa canxi, thịt nạc và nhiều loại hải sản nấu chín.  
  • Bổ sung đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết bao gồm cả sắt mỗi ngày. Hấp thụ đủ sắt ngăn chặn bệnh thiếu máu, trong đó có sinh non và trẻ thiếu cân nặng. Hỏi bác sĩ của bạn về việc uống vitamin hoặc bổ sung sắt mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.
  • Tập thể dục! Trừ khi bác sĩ khuyên bạn dừng lại, hoạt động thể chất rất tốt cho bạn và con của bạn.
  • Đạt số cân nặng hợp lý. Việc tăng quá cân trong thai kỳ khiến người mẹ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng. Cũng rất khó để giảm cân sau khi sinh. Hãy hỏi tư vấn của bác sĩ để biết bạn nên nặng bao nhiêu trong thời kỳ mang thai.
  • Rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với thịt sống hoặc đi vệ sinh.
  • Ngủ đủ giấc. Cố gắng đạt mục tiêu ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Nằm ngủ nghiêng về phía bên trái sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng cho bạn và em bé, và giúp tránh bị phù nề. Sử dụng gối giữa 2 chân và dưới bụng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thiết lập những giới hạn. Nếu bạn có thể, hãy kiểm soát sự căng thẳng trong cuộc sống của bạn và thiết lập những giới hạn. Đừng sợ nói "không" với những yêu cầu về thời gian và năng lượng của bạn. Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người khác.
  • Đảm bảo rằng các vấn đề về sức khỏe của bạn được điều trị và trong tầm kiểm soát của bạn. Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao, phải theo dõi thật chặt chẽ.
  • Hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thuốc được kê theo đơn, thuốc không theo đơn và các loại thuốc thảo dược đều có thể gây hại cho em bé của bạn.
  • Hãy tiêm phòng cúm. Phụ nữ mang thai có thể bị ốm rất nặng do cúm và có thể phải cần đến bệnh viện điều trị. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về vắc xin chống cúm.
  • Luôn luôn thắt dây an toàn khi đi xe ô tô. Nên để dây đeo dưới bụng và trên hông của bạn. Dây đeo vai nên để giữa ngực của bạn và vòng sang bên bụng. Đảm bảo rằng nó phải vừa khít.
  • Tham gia lớp học về sinh sản hoặc lớp học làm cha mẹ. Thống nhất và thực hiện các việc nên làm và không nên làm cho phụ nữ mang thai để bạn và con bạn được an toàn và khỏe mạnh.

Những điều phụ nữ mang thai không nên làm

  • Không hút thuốc lá. Ngừng hút thuốc là rất khó, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được! Hỏi bác sĩ để được trợ giúp. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ truyền chất nicotin và chất gây ung thư cho con bạn. Hút thuốc cũng làm cho bé không hấp thu được các dưỡng chất cần thiết và tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh.

  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại và hóa chất, chẳng hạn dung môi tẩy rửa, chì, thủy ngân, một số loại thuốc trừ sâu và sơn. Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với mùi sơn.
  • Bảo vệ bạn và con của bạn tránh khỏi các thực phẩm gây bệnh, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Xử lý, lau chùi, nấu, ăn và giữ thực phẩm đúng cách.
  • Không uống rượu. Không có lượng rượu an toàn mà phụ nữ có thể uống trong khi mang thai. Cả việc uống rượu hàng ngày và uống nhiều rượu một lúc trong thời gian mang thai đều gây hại cho em bé.
  • Không sử dụng các loại thuốc gây nghiện. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng ma túy Cần sa, cocain, heroin, ... đều là những chất rất nguy hiểm cho bạn và con của bạn.
  • Đừng lau chùi hay dọn dẹp phân mèo. Điều đó có thể làm bạn có nguy cơ nhiễm toxoplasmosis, một loại nhiễm trùng có thể gây gại cho thai nhi.
  •  Không ăn cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình, trong chúng chứa hàm lượng cao thủy ngân. 
  • Tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm, phân, nước tiểu, và vật liệu làm tổ của chúng. Động vật gặm nhấm bao gồm các loài sâu bọ, kí sinh trùng ở trong nhà và các loài động vật gặm nhấm, chẳng hạn chuột nhà và chuột đồng. Những loài gặm nhấm có thể mang vi rút gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho em bé trong bụng bạn.
  • Không nên tắm quá nóng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi. Nhiệt độ cao có thể gây hại cho thai nhi, hoặc khiến bạn ngất xỉu.
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm. Phụ nữ mang thai nên tránh dùng bình xịt mùi thơm, dùng băng vệ sinh có mùi thơm và tắm bằng xà phòng bọt. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng vùng âm đạo của bạn, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men.
  • Không thụt rửa. Thụt rửa âm đạo có thể gây kích thích âm đạo, đẩy không khí vào ống sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tránh chụp x-quang. Nếu bạn phải khám nha khoa hoặc làm các xét nghiệm chẩn đoán, nói với nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn rằng bạn đang mang thai nhằm nhận được nhiều hơn sự chăm sóc hỗ trợ.
Nguồn: imom.vn
← Bài trước